📢 Viêm não Nhật Bản thường xuất hiện vào mùa Hè, là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do vi rút viêm não Nhật Bản gây ra.
🙇Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là trẻ em, do có hệ miễn dịch yếu và chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ.
🧏♂️ Phương thức lây truyền:
- Bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền từ động vật (chủ yếu là chim và lợn) sang người qua muỗi đốt. Muỗi đốt súc vật bị nhiễm và sau đó truyền bệnh khi đốt người lành.
🚑 Các triệu chứng và biến chứng:
- Bệnh khởi phát giống như cúm, biểu hiện là sốt đột ngột, ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Trẻ em có thể bị đau bụng ở giai đoạn đầu của bệnh. Sau 3 đến 4 ngày, người bệnh có hội chứng não cấp với biểu hiện như co giật, lơ mơ, hôn mê, cơn tăng động hay các hành vi bất thường.
- Khoảng 20% người bệnh tiến triển nặng, có thể dẫn tới t.ử v.on.g. Khoảng 30% đến 50% người khỏi bệnh nhưng để lại các di chứng não như liệt, rối loạn tâm thần, hay điếc. Ở những vùng có bệnh lưu hành, có tới 85% số trường hợp mắc bệnh là ở trẻ em dưới 15 tuổi.
👉Phòng bệnh tốt nhất là thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch. Việc tiêm chủng được áp dụng cho người lớn và trẻ em đủ tuổi (từ 12 tháng tuổi trở lên).
- Tiêm chủng cần đảm bảo 3 liều cơ bản: Mũi đầu tiên khi trẻ vừa đủ tuổi, mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ nhất từ 1-2 tuần, mũi thứ 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó, cần cho trẻ tiêm nhắc lại 3 năm một lần cho đến 15 tuổi.
👌Phản ứng sau tiêm chủng có thể gặp:
- Phản ứng nhẹ có thể gặp là đau nhức. Một số ít trường hợp có thể đau, sưng nhẹ tại chỗ tiêm, sốt, đau đầu, buồn nôn, đau cơ.
☠️Những người không nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản
- Không tiêm chủng cho người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin và phản ứng quá mẫn với vắc xin cùng loại ở liều tiêm.